Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
(Nghiatinhdongdoi)- Bị paparazzi tung bằng chứng hẹn hò cùng trai trẻ ...
Sáng 12/10, lễ gia trì đúc tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn ...
Tiêu điểm
Nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh, đặc biệt là các thí sinh ...
|
![]() Mệnh lệnh của Tổng chỉ huy vẫn vang vọngFriday, 20/12/2013, 10:51:00 AM
Đại tá Nguyễn Trọng Hàm, Nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô, chiến sỹ Tự vệ thành Hoàng Diệu năm nay đã 92 tuổi, nhưng vẫn minh mẫn và tráng kiện. Trong trí nhớ của ông, Hà Nội mùa đông năm 1946 vẫn vẹn nguyên. Mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng chi huy Võ Nguyên Giáp vẫn vang vọng đâu đây.
Chúng tôi gọi Đại tá Nguyễn Trọng Hàm là “pho sử sống”, bởi ông nhớ tường tận, chi tiết về nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Ông có thể ngồi hàng giờ kể về Thủ đô ta những ngày lửa đạn. Một câu chuyện khiến ông xúc động, khâm phục đó là khi kể về Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp với Trung đoàn Thủ đô mùa Đông năm 1946.
Giữa tháng 10-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhận định: Không sớm thì muộn, Pháp sẽ thục hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Trong cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tại Bắc Bộ Phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình khẩn trương cần quyết tâm chống lại quyết định dùng vũ lực tái chiếm nước ta của thực dân Pháp. Tổng Tư lệnh nêu rõ nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô theo quyết định của Chủ tịch nước và Trung ương, đồng thời nêu biện pháp tác chiến chủ yếu là: “Phải sử dụng lực lượng nhỏ, triệt để lợi dụng địa hình, địa vật ở từng khu, dựa vào những ngôi nhà có cấu trúc kiên cố, xây dựng nhiều chướng ngại vật trên các đường phố đánh địch bằng mọi hình thức, tránh tung lực lượng vào những trận quyết chiến lớn, gây khó khăn, lúng túng cho địch bằng nhiều chiến thắng nhỏ”. Từ chỉ đạo tác chiến của Tổng chỉ huy, chỉ huy trưởng Liên khu 1 Hà Nội Vương Thừa Vũ đã tìm được phương pháp chiến đấu. Ông trình bày với Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp: Cần chia Hà Nội ra làm nhiều khu vực, mỗi khu vực có nhiều ổ đề kháng. Đào hầm, đắp ụ, dùng vật chướng ngại ngăn chặn các đường phố, buộc địch phải giành giật với ta từng đầu đường, góc phố trong nội thành. Chiến thuật “cài then cửa” trên từng đường phố. Ta nấp ở những ngôi nhà gần then cửa để bắn, ném lựu đạn diệt những tên địch xông vào phá then cửa của ta. Thực hiện mỗi nhà là một pháo đài, mỗi phố một chiến tuyến, phải làm cho mặt trận luôn hoạt động, chỉ huy địch luôn bị động, căng thẳng không thể tập trung sức đánh ra ngoài hay dồn vào trong. Như thế ta mới có thể giam chân địch dài ngày. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp hỏi: Bộ chỉ huy mặt trận có nhất trí với kế hoạch này không? Tất cả đều đồng thanh: Chúng tôi nhất trí. Trung tuần tháng 11, Bác Hồ hỏi Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp: Vạn nhất không tránh khỏi chiến tranh thì Hà Nội có thể giữ được trong bao lâu? Đồng chí Võ Nguyên Giáp trả lời ngay: Phải cố giữ ít nhất nửa tháng. Bác nhấn mạnh: Quân Pháp chỉ chờ có cơ hội là lập tức đánh ta. Ta cần tìm mọi cách để tránh nổ ra chiến tranh. Trong khi hết sức tích cực, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tuyệt đối không sa vào âm mưu khiêu khích để lợi dụng đánh ta sớm. Ở thành thị, biến mỗi đường phố thành một chiến hào, ở nông thôn, mỗi làng thành một pháo đài. Kháng chiến của ta sẽ là toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến.
Đúng 20 giờ ngày 19-12-1946, Đài tiếng nói Việt Nam phát đi mệnh lệnh chiến đấu của bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp: Tổ quốc lâm nguy. Giờ chiến đấu đã đến… Trong những ngày đầu kháng chiến, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp trực tiếp vào vùng chiến sự nắm tình hình và động viên cán bộ, chiến sỹ hăng hái chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giữ vững các vị trí trọng yếu. Tại rạp Tố Như, các chiến sỹ tuyên thệ dưới lá quốc kỳ. Lời thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” vang lên đanh thép. Một tinh thần thượng võ của dân tộc đang bừng lên mãnh liệt trong trái tim cuồn cuộn máu nóng của những chàng trai, cô gái Hà Nội. Thông tin hợp nhất các lực lượng vũ trang thành trung đoàn chiến đấu hiên ngang trước kẻ thù mạnh hơn nhiều lần về trang bị đã khiến cả nước quan tâm, khâm phục. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã gửi bức thư ngắn: “Tôi báo cáo cho anh chị em biết rằng nhân dân toàn quốc đang nô nước với cuộc chiến đấu anh dũng của anh chị em. Tấm gương anh chị em cần giữ cho sáng, cho cao, sang hơn nữa, cao hơn nữa trong lịch sử nước Việt Nam”. Ngày 12-1, tại Hội nghị quân sự toàn quốc, theo đề nghị của Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã quyết định tặng Trung đoàn Liên khu I Hà Nội tên gọi chính thức là Trung đoàn Thủ đô. Những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã làm nên sứ mệnh lịch sử, đó là chiến đấu, giữ và giam chân địch để cho toàn quốc chuẩn bị kháng chiến. Sau hơn hai tháng giam chân địch, theo sự chỉ đạo của Trung ương, để củng cố lực lượng, Trung đoàn Thủ đô phải rút ngoại thành chờ thời cơ. Lúc này, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn nửa muốn đi, nửa muốn ở lại. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp thực sự cảm thông với tâm trạng của cán bộ, chiến sỹ đã nói những lời động viên: Tôi hiểu nguyện vọng của bộ đội ta còn muốn cố thủ thêm ít ngày nữa. Đó là một tinh thần chiến đấu ngoan cường đáng quý. Với tinh thần hi sinh cao cả đó, Trung đoàn Thủ đô có thể bám trụ một thời gian nữa. Nhưng xét về nhiệm vụ thu hút địch, giam chân địch thì Trung đoàn đã hoành thành nhiệm vụ vẻ vang. Nay đến lúc cần phải vượt qua vòng vây, trở về hậu phương xây dựng lực lượng lớn mạnh hơn nữa để kháng chiến lâu dài. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp nhìn cán bộ lãnh đạo mặt trận Hà Nội vẫn một thái độ thông cảm. Với giọng nói miền Trung êm nhẹ, ấm áp nhưng nhịp điều dồn dập, kiên quyết: Rời Liên khu I an toàn lại là một thắng lợi lớn nữa. Thực hiện theo kế hoạch “cường công, mật rút”, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô đã vượt qua khỏi vòng vây của địch một cách ngoạn mục, khiến kẻ thù bất ngờ, kinh ngạc và cả thế giới khâm phục. Tối ngày 22-2-1947, tại đình làng Thượng Hội, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, Bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội tổ chức lễ mừng những con người trung dũng, kiên cường đã chiến thắng trở về hậu phương. Dân làng Thượng Hội đến mừng chiến thắng, hết thảy đều xúc động, ngỡ ngàng bởi chưa từng thấy một đoàn quân nào như thế: Có đủ nam nữ, già trẻ, có cả những em trai, em gái tuổi mới lên tám lên mười. Trong ngày vui này, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đem đến cho Trung đoàn Thủ đô lời tuyên dương của Bác Hồ, của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng chí thay mặt cho Chính phủ chính thức trao danh hiệu và tặng lá cờ thêu tên “Trung đoàn Thủ đô” cho những người con Hà Nội vừa giành chiến thắng. TRỊNH DŨNG
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO ĐC: Số 40 Tổ 3 P. Giang Biên, Long Biên, HN Điện thoại: (84-4) 666 23248 mail:dungnv@nghiatinhdongdoi.vn Giám đốc: Nhạc sỹ Trường Sơn Đào Hữu Thi -------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Giám đốc: Nguyễn Văn Dũng ------------------------- Số TK: 0020135553248 Tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Quân đội Thường trực: 098 555 3248 Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |