Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
(Nghiatinhdongdoi)- Bị paparazzi tung bằng chứng hẹn hò cùng trai trẻ ...
Sáng 12/10, lễ gia trì đúc tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn ...
Tiêu điểm
Nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh, đặc biệt là các thí sinh ...
|
![]() Ba tư lệnh, ba người anh hùngFriday, 09/11/2012, 09:26:00 AM
Ngày 26-7-2012, Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho 29 cá nhân, trong đó có 3 đồng chí nguyên là Tư lệnh Quân khu 5 qua các thời kỳ: Trung tướng Nguyễn Đôn, Trung tướng Phan Hoan và Trung tướng Nguyễn Trung Thu.
Ngày 26-7-2012, Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho 29 cá nhân, trong đó có 3 đồng chí nguyên là Tư lệnh Quân khu 5 qua các thời kỳ: Trung tướng Nguyễn Đôn, Trung tướng Phan Hoan và Trung tướng Nguyễn Trung Thu. Giữa bình minh Ba Tơ Chúng tôi tìm đến số nhà 32, Phan Đình Phùng (Đà Nẵng), nơi ở của Trung tướng Nguyễn Đôn, nguyên Tư lệnh Quân khu 5; nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng để được nghe ông kể chuyện một thời "vào sinh ra tử". Chuyện là, khi vừa tròn 19 tuổi, Nguyễn Đôn vào Đảng Cộng sản Đông Dương, bị Pháp bắt nhốt lao tù rồi đày lên căng an trí Ba Tơ. Tại đây, ông cùng những đồng chí trung kiên lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ (tháng 3-1945) và sau đó lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi (tháng 8-1945). Ở nơi bị giam lỏng, người thanh niên mới 24 tuổi đã sáng tạo in tài liệu cho Đảng bằng cách qua mắt địch, sắm chiếc thuyền con trên sông Liên, tự mày mò in hàng trăm trang tài liệu kêu gọi, vận động nhân dân. Cũng người cộng sản gầy yếu vì đói ăn và bệnh tật ấy đã nhìn xa trông rộng, thấy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân, lặn lội lên núi Cao Muôn cắt máu ăn thề với già làng người Thượng, thuyết phục đồng bào nơi đây ủng hộ Việt Minh, xây dựng Ba Tơ thành khu căn cứ của đội du kích và là phên giậu vững vàng phía Tây Quảng Ngãi. Là bậc lão thành cách mạng nhưng ở Trung tướng Nguyễn Đôn lúc nào cũng toát lên sự giản dị, gần gũi. Ông có sức thu hút rất lớn với người xung quanh. Ông luôn dành nhiều thời gian thăm đồng đội, thăm các miền quê đã cưu mang mình trong chiến tranh. Những ai ở bên khi ông làm Tham mưu trưởng Liên khu 5 trong chống Pháp hay Tư lệnh Quân khu 5 sau này đều hết mực kính trọng; xem ông là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước và đạo đức cao đẹp của người cộng sản.
rung tướng Nguyễn Đôn (thứ 2 từ phải sang) và Trung tướng Nguyễn Trung Thu (thứ ba từ phải sang) với các cựu du kích Ba Tơ tại Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân của Đội Du kích Ba Tơ (3-2010).
Tốt nghiệp ở “trường đời” Nếu Trung tướng Nguyễn Đôn được bộ đội và nhân dân biết đến với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, thì công trạng của Trung tướng Phan Hoan được khẳng định qua những mốc son rực rỡ gắn liền với lịch sử LLVT Quân khu 5 trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước trên cương vị Tư lệnh Mặt trận 4 Quảng Đà. Cả cuộc đời ông, từ khi làm Huyện đội trưởng Điện Bàn trước năm 1954 đến Tham mưu phó Mặt trận B3 (Tây Nguyên), Tư lệnh Mặt trận 4 Quảng Đà, hai lần làm Tỉnh đội trưởng (Đắc Lắc và Quảng Nam - Đà Nẵng), hai lần làm Tư lệnh Mặt trận 579, quyền Tư lệnh Binh chủng Thông tin - liên lạc rồi làm Tư lệnh Quân khu 5 là một câu chuyện “dũng cảm trường kỳ”. Đôi chân chắc nịch, dẻo dai của người trai vùng cát Điện Nam, Điện Bàn (Quảng Nam), từng sải những bước dài trên dặm đường thiên lý của đất nước; nay đã phải di chuyển bằng sự trợ giúp của người thân. Cơn bạo bệnh năm 2005 ngỡ cướp đi tính mạng, vậy mà ông đã chiến thắng. Chiến thắng này có sức đề kháng từ những năm tháng gối đất, nằm sương; từ nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng; của tình đồng đội, đồng chí thủy chung; của sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của Đảng, Nhà nước, quân đội, chính quyền địa phương dành cho ông. Còn nhớ, tháng 7-2005, khi ông bị tai biến mạch máu não, trong hoàn cảnh Bệnh viện Quân y 17 không đủ điều kiện cứu chữa, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố thuê một chuyến chuyên cơ trị giá hơn 100 triệu đồng đưa ông cùng các thầy thuốc và gia đình ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phẫu thuật. Nhiều năm nay, Bộ tư lệnh Quân khu 5 cử quân y thường xuyên đến tận nhà chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của ông. Là một trong những tướng lĩnh của Quân khu 5 được đào tạo bài bản và cả cuộc đời Trung tướng Phan Hoan là một tấm gương sáng để các thế hệ học tập, noi theo. Sinh năm 1927, bị áp bức bất công, đói khổ, ông vẫn theo học trường tỉnh, đỗ Prime. Vào quân đội, ông được học ở Trường Lục quân Khu 5 rồi sau đó được cử sang Liên Xô học ở Học viện Thông tin. Ông học rất giỏi, năm nào cũng là học viên xuất sắc, được treo bảng vàng ở nhà trường nước bạn. Học chính quy chưa đủ, ông học trong thực tiễn, học đồng đội, đồng thời say mê nghiên cứu khoa học quân sự để phục vụ chiến trường. Nhờ được tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng, có ý chí học hỏi không ngừng "không chỉ về quân sự, chính trị mà trong mọi lĩnh vực" nên Trung tướng Phan Hoan là người chỉ huy có kiến thức toàn diện. Ông là người 10 năm liền giữ chức Tư lệnh Quân khu 5. Đặc biệt, nhiều người rất xúc động khi thấy ông bộc bạch: "Tôi luôn tích cực học tập, cầu tiến bộ, không thỏa mãn dừng lại, không chịu dốt, không chịu lạc hậu". Cây xương rồng trên cát Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), xã ba lần anh hùng, mảnh đất đã đi vào huyền thoại trong đánh Mỹ không phải quê gốc của Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng, nguyên Tư lệnh Quân khu 5 (quê gốc ông ở phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) nhưng đây là nơi ông đã sống cả quãng đời ấu thơ rồi sau đó đi bộ đội. Trong bảng thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, ghi ông “nguyên du kích xã Bình Dương” là vì thế. Trong ký ức của nhiều người thì ông là cậu bé gầy ốm, mang cây súng AK bết đất, 11 tuổi mà đã mưu trí lấy lựu đạn của lính Mỹ mang về cho du kích. Năm 12 tuổi, trong một đêm, Thu đã khôn khéo mở đường máu cứu sống 20 cán bộ chủ chốt của xã. Hai năm làm du kích, cậu bé Thu đã tham gia hàng chục trận đánh lớn, nhỏ, cùng đồng đội tiêu diệt hàng trăm tên Mỹ-ngụy, nhiều lần phá hủy phương tiện chiến tranh của địch, vinh dự có mặt trong đoàn Dũng sĩ diệt Mỹ từ miền Nam ra thăm miền Bắc, được gặp Bác Hồ tại Thủ đô Hà Nội… Khi là Chỉ huy Đoàn 5503 làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, ông luôn căn dặn chiến sĩ của mình giữ gìn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, làm sao để lại ấn tượng tốt đẹp với nhân dân nước bạn, thực sự là “đội quân nhà Phật” như đồng bào vẫn yêu mến gọi. Tôi nhớ mãi Trung tướng Nguyễn Trung Thu giữa vòng vây trìu mến và gần gũi của những nữ cựu chiến binh tại Nhà văn hóa Quân khu 5. Từ tuổi niên thiếu đã ngưỡng mộ hành động phi thường của những nữ du kích, giao liên Bình Dương đến khi vào bộ đội Sư đoàn 2, người chiến sĩ trẻ Nguyễn Trung Thu được sống cùng các chị y tá, nuôi quân, tải đạn, càng cảm nhận hết sự hy sinh của họ cho tự do, độc lập của Tổ quốc. Điều đó thôi thúc ông sau này làm Tư lệnh đặc biệt quan tâm, tri ân các chị. Từ mô hình gặp gỡ; làm nhà tình nghĩa, nhà đồng đội tặng nữ cựu quân nhân Sư đoàn 2, Tiểu đoàn Vận tải Bà Thao 232 do Tư lệnh Nguyễn Trung Thu khởi xướng và chỉ đạo, đến nay tất cả các tỉnh trong Quân khu đều đã tổ chức gặp mặt, giúp đỡ các nữ cựu quân nhân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Còn rất nhiều, rất nhiều câu chuyện cảm động về ba vị tướng, ba người anh hùng mà tôi chưa có dịp kể ra trong bài viết này. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng ở ba vị tướng này đều có chung niềm đam mê cháy bỏng: Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân... Bài và ảnh: HỒNG VÂN (QĐND) 1f7d
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO ĐC: Số 40 Tổ 3 P. Giang Biên, Long Biên, HN Điện thoại: (84-4) 666 23248 mail:dungnv@nghiatinhdongdoi.vn Giám đốc: Nhạc sỹ Trường Sơn Đào Hữu Thi -------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Giám đốc: Nguyễn Văn Dũng ------------------------- Số TK: 0020135553248 Tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Quân đội Thường trực: 098 555 3248 Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |